Bị cáo Nguyễn Minh Tú và các đồng phạm tại buổi xét xử đầu tiên ngày 19/12/2023. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Đây là giai đoạn 2 của vụ án do Nguyễn Minh Tú, sinh năm 1992 trú tại quận Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) cầm đầu trong vụ mua bán hóa đơn với doanh số gần 64 tỷ đồng.Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Thị Huế (sinh năm 1988, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng 161 bị cáo nguyên là giám đốc, kế toán… trong các doanh nghiệp bị truy tố về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”. Giai đoạn 1, cơ quan điều tra đã làm rõ, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022, Tú thông qua Huế và 2 cá nhân khác mua 646 doanh nghiệp. Tú trực tiếp và thông qua các đối tượng trung gian (F1) sử dụng các pháp nhân này để bán hơn 1 triệu hóa đơn giá trị gia tăng cho hơn 88.000 đơn vị, tổ chức với tổng doanh số hơn 63.762 tỷ đồng.Theo cáo trạng, từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2022, bị cáo Nguyễn Thị Huế mua 303 doanh nghiệp và làm các thủ tục theo yêu cầu của Nguyễn Minh Tú rồi bán cho Tú với chi phí từ 50 - 60 triệu đồng/doanh nghiệp. Đồng thời, Tú cũng thuê Huế làm thủ tục đăng ký hoạt động cho khoảng 200 doanh nghiệp do Tú mua trước đó của 2 cá nhân tên “Kiên” và “Vân” (chưa xác định được danh tính) nhưng đang ở tình trạng ngừng hoạt động hoặc chưa đầy đủ thủ tục để hoạt động.
Để giảm số thuế phải nộp, Tú đã thống nhất với Huế kê khai giảm doanh số bán ra so với thực tế tổng doanh số hóa đơn giá trị gia tăng khống đã phát hành, tự kê khai khống doanh số mua vào (thực tế không phát sinh doanh số mua vào) sao cho số thuế giá trị gia tăng phải nộp dưới 10 triệu đồng. Khi thấy các công ty của Tú có dấu hiệu rủi ro, Yy777 index Huế đã thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ kinh doanh, Winph99 com m home login ngừng hoạt động, 49 jili kmL đóng mã số thuế. Cơ quan tố tụng xác định Huế đã tích cực giúp sức cho Tú thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn, 50JILI slot hưởng lợi bất chính hơn 31 tỷ đồng.
Ngoài ra,jili bingo app một số bị cáo được xác định là trung gian (F1) mua bán trái phép hóa đơn cho Tú. Trong số đó, có Ngô Thị Lệ Thu (sinh năm 1984,go88 bị sập ở Thành phố Hồ Chí Minh) bán 2.062 hóa đơn cho 228 đơn vị với tổng doanh số hơn 108 tỷ đồng, thu lợi hơn 240 triệu đồng; Phạm Văn Tân (sinh năm 1991, ở Đồng Tháp) bán 1.504 hóa đơn khống với doanh số hơn 87 tỷ đồng, thu lợi hơn 373 triệu đồng; Huỳnh Nguyễn Gia Huy (sinh năm 1995, ở Thành phố Hồ Chí Minh) bán 79 hóa đơn với doanh số hơn 24 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 46 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án, cơ quan tố tụng làm rõ hành vi trốn thuế của 9 bị cáo là giám đốc, người điều hành công ty... Đơn cử, bị cáo Phạm Văn Chung (sinh năm 1989, giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Trung Cường Phát) mua 47 hóa đơn của 9 công ty khác trong mạng lưới của Nguyễn Minh Tú với doanh số hơn 25 tỷ đồng. Chung đã trả cho người bán hơn 911 triệu đồng. Cáo buộc thể hiện, Chung đã sử dụng các hóa đơn khống để kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào với Chi cục thuế khu vực Hòa Thành - Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, trốn thuế số tiền hơn 2,1 tỷ đồng.
Cũng tại phiên tòa xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã làm rõ số bị cáo khác có hành vi trốn thuế từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng như: bị cáo Tâm (chưa rõ nhân thân), bị cáo Hùng (sinh năm 1989, Giám đốc Công ty Cổ phần Dasuka.THC) mua 109 hóa đơn giá trị gia tăng khống của 14 công ty với doanh số hơn 25 tỷ đồng, trốn thuế hơn 2 tỷ đồng. 14 công ty này do Tú lập ra để bán hóa đơn khống thông qua các trung gian (F1) có mã khách hàng là “trang.thu”, “tu.thutrang”….Trong phiên tòa xét xử, có nhiều bị cáo xin vắng mặt, tuy nhiên do phiên tòa được diễn ra trong nhiều ngày nên các bị cáo sẽ có mặt trong quá trình thẩm vấn và tuyên án. Các điều tra viên và giám định viên sẽ được triệu tập trong quá trình xét xử để làm rõ hành vi của các bị cáo.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 14 ngày (từ ngày 6 - 19/1).