Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkov. Ảnh: AP/TTXVN
Máy bay chiến đấu
Vào đầu năm 2023, Ukraine đã nhận từ Slovakia và Ba Lan các lô máy bay chiến đấu MiG-29. Tuy nhiên, sau một giai đoạn vận động hành lang với phương Tây, vừa qua vào tháng 8/2024, Kiev đã cho biết đã đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu F-16 thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, Kiev cũng được cho là sẽ nhận nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại khác do Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Na Uy cung cấp theo các gói cam kết viện trợ quân sự.
Các chuyên gia cho biết hàng chục máy bay chiến đấu được cam kết viện trợ không phải là giải pháp tối ưu để đối phó hiệu quả với một lực lượng không quân lớn hơn và công nghệ hiện đại từ phía Nga. Tuy nhiên ở mặt nào đó, điều này sẽ giúp cho Ukraine thúc đẩy quá tình hiện đại hóa lực lượng không quân và đưa quân đội của nước này tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn của NATO. Theo đó, các phi công và lực lượng mặt đất của Ukraine sẽ phải tham gia các khóa đào tạo để có thể tiếp cận, sử dụng máy bay chiến đấu mới và Ukraine cũng cần bổ sung cơ sở hạ tầng, kế hoạch tác chiến mới cho phù hợp.
Tên lửa và các loạn đạn dược khác
Phương Tây đã viện trợ cho Ukraine nhiều loại vũ khí quân sự mới để chiến đấu. Trong đó, Ukraine đã nhận từ Mỹ một số lượng lớn hệ thống tên lửa lục quân chiến thuật (ATACMS) – loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ mặt đất với tầm bắn ước tính khoảng 300 dặm (483km). Vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc sử dụng loại tên lửa này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo các tài liệu của Lầu Năm Góc, Washington cũng đã gửi hơn 40 hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) cùng với đạn dược cho các hệ thống này.
Bên cạnh đó, Ukraine đã sử dụng tên lửa Storm Shadow (hay còn được gọi là tên lửa SCALP) do Anh và Pháp cung cấp. Đây là loại tên lửa có thể được phóng từ máy bay chiến đấu F-16 hoặc các loại máy bay phản lực khác của Ukraine từ thời Liên Xô đã được cải tiến.
Ngoài ra, Ukraine cũng lần đầu tiên đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí như bom chùm do Mỹ cung cấp, mìn chống bộ binh và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất.
Tự phát triển thiết bị không người lái
Các quan chức Kiev cho rằng một số loại công nghệ mà Ukraine nhận được từ phương Tây đang phải chịu một số ràng buộc nhất định khiến nước này gặp khó khăn trong cuộc chiến. Do đó bên cạnh hàng viện trợ, Ukraine cũng đã tự phát triển vũ khí nội địa mới – loại vũ khí không bị ràng buộc bởi các quy tắc do bên viện trợ quy định.
Trong số những vũ khí Ukraine tự phát triển có loại thiết bị bay không người lái (UAV) tự sát tầm xa của Ukraine. Loại vũ khí này thường nhắm vào các tài sản có giá trị cao của Moskva, nằm sâu trong lãnh thổ Nga, có thể tiến sâu hơn 1.000 km qua biên giới. Các căn cứ không quân, Super Ace casino Login cơ sở hải quân,Jili365 login nhà máy lọc dầu, SLOTSPH Login nhà máy vũ khí và thậm chí cả thủ đô Moskva đã từng bị Ukraine tấn công bởi UAV kamikaze do Ukraine sản xuất, zeus juti được phát triển giai đoạn chiến tranh.
Theo hãng tin CNA thì tổ chức nghiên cứu Samuel Bendett tại Washington (Mỹ) đã đánh giá UAV tầm xa của Ukraine hiện nay tương đối rẻ, ROYAL 888 casino register Login Philippines download khác biệt nhiều so với giai đoạn trước chiến tranh.
Ukraine cũng đã thiết kế, chế tạo và nâng cấp khá nhiều UAV tầm ngắn để sử dụng dọc theo tiền tuyến nhằm phục vụ mục tiêu trinh sát, chỉ dẫn cho các cuộc tấn công bằng pháo binh hoặc để phá hủy xe bọc thép của Nga. Cuộc chạy đua phát triển UAV của Moskva và Kiev đã thúc đẩy một chu trình mới đáng kinh ngạc về vũ khí không người lái.
Tổ chức Bendet cho biết rằng, từ năm 2023, UAV loại góc nhìn thứ nhất (FPV) đã thống trị trong cuộc chiến,đăng nhập slot go88 trở thành vũ khí chiến thuật và dần được phát triển cho tầm hoạt động xa hơn. Tuy nhiên, từ năm 2022 - 2024, những loại UAV này đã có kích thước lớn hơn với sức mạnh tăng lên khiến chúng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tốc độ phát triển vũ khí không chỉ giới hạn ở UAV, Ukraine đã có những bước tiến trong việc sản xuất các vũ khí không người lái trên mặt nước – là mối đe dọa cho Hạm đội biển Đen của Nga xung quanh bán đảo Crimea. Cơ quan Tình báo quân sự GUR của Ukraine đã vận hành Magura V5. Trong khi Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã phát triển UAV hải quân SeaBaby.
Các vũ khí tự hành mặt đất không người lái cũng đã xuất hiện, chủ yếu nhằm mục đích sơ tán và hậu cần xung quanh khu vực tiền tuyến ở những vị trí nguy hiểm.
Ông Andrii Ziuz, cựu Giám đốc điều hành Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine và hiện là Giám đốc công nghệ tại công ty Prevail có trụ sở tại London, cho biết rằng việc thiếu đạn dược đã buộc Ukraine phải phát triển các loại vũ khí khá toàn diện và hiệu quả như các vũ khí không người lái trên không và dưới nước, cũng như các thiết bị gây nhiễu và tên lửa tiên tiến .
Nga và Ukraine đều đã chuyển từ UAV đắt tiền chỉ sử dụng một lần sang các loại UAV có thể chế tạo và triển khai nhanh. Hai bên cũng đã khẩn trương chuyển sang sử dụng cáp quang để điều khiển UAV, vì chiến tranh điện tử và hoạt động gây nhiễu đã trở nên quá phổ biến.
Tổ chức Bendett cho biết, hạm đội thiết bị không người lái của Nga rất hiệu quả, nhưng Ukraine đã vượt lên trong các lĩnh vực sản xuất UAV của hải quân, UAV đa cánh quạt hạng nặng và UAV đánh chặn – những loại mới đưa vào sử dụng để nhắm vào UAV giám sát và trinh sát của Nga.
Tự phát triển các loại tên lửa mới
Ngoài ra, Ukraine còn sở hữu số lượng lớn tên lửa chống hạm Neptune tự sản xuất – loại vũ khí được cho là đã đánh chìm tàu chiến Mosvka chủ lực của Hạm đội biển Đen trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Vào tháng 8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đầu tiên do nước này sản xuất và hé lộ thêm các cuộc thử nghiệm cho loại vũ khí chưa được đặt tên này. Nhiều người nhận định đó là Hrim-2 - loại tên lửa đã được phát triển từ lâu và được cho là có tầm bắn ước tính chỉ hơn 300 dặm. Trước đây, ông Jacob Parakilas, Trưởng nhóm nghiên cứu về chiến lược, chính sách và năng lực quốc phòng tại châu Âu của Tập đoàn Rand đã từng đề cập về loại tên lửa này.
Ông Parakilas cho biết tầm bắn này không thể vươn tới Moskva nhưng đủ xa để đe dọa các địa điểm quan trọng của Nga như các căn cứ không quân, kho đạn dược hoặc các cơ sở quân sự khác khi bắn từ lãnh thổ Ukraine.
Kiev cũng đã phát triển một loại vũ khí được mô tả là "tên lửa không người lái" (kết hợp giữa tên lửa và UAV) có tên là Palianytsia và một loại lựu pháo được gọi là Bohdana.
Đầu tháng này, chỉ huy lực lượng không người lái của Ukraine Vadym Sukharevskyi cho biết Kiev đã phát triển một loại vũ khí laser có tên là Tryzub (có nghĩa là “đinh ba” trong tiếng Ukraina). Phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng tại thủ đô của Ukraine, ông Sukharevskyi nói rằng: "Hôm nay, chúng tôi đã có thể bắn hạ máy bay bằng (vũ khí) tia laser này ở độ cao hơn 2 km". Ông Sukharevskyi là chỉ huy Lực lượng Hệ thống không người lái của Ukraine, được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống nước này vào đầu năm 2024.
Hệ thống phòng không
Kiev liên tục kêu gọi nhiều quốc gia phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không và tên lửa đánh chặn để duy trì khả năng phòng thủ. Kể từ tháng 2/2022, một số nước đã cung cấp một số hệ thống phòng không mới, bao gồm hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất và các hệ thống khác như Iris-T với tầm bắn ngắn hơn và SAMP/T. Theo các tài liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp cho Ukriane 3 khẩu đội Patriot, 12 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến và hơn 3.000 tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Kiev cũng đã sử dụng hiệu quả súng phòng không Gepard do Đức sản xuất để chống lại UAV cảm tử Shahed của Nga do Iran thiết kế. Ngoài ra, Ukraine cũng đã nhận được các thiết bị khác được thiết kế để có thể tích hợp các hệ thống của phương Tây vào cơ sở hạ tầng sẵn có trước chiến tranh của nước này.
Xe tăng và xe bọc thép
Ukraine đã nhận được viện trợ nhiều xe bọc thép và xe tăng để bổ sung vào lực lượng hiện có. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, 45 xe tăng T-72B. Washington cũng đã gửi hơn 300 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 4 xe hỗ trợ cho Bradley.
Anh đã gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 và một số quốc gia khác đã gửi các phiên bản xe tăng Leopard do Đức sản xuất cho Ukraine. Với xe bọc thép, khoảng 140 xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức và hàng chục xe trinh sát bọc thép AMX-10 RC của Pháp đã được quân đội Ukraine tiếp nhận để sử dụng.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã tài trợ nhiều loại xe khác cho Kiev như hơn 400 xe bọc thép chở quân Stryker và hơn 1.000 xe chống mìn phục kích.